Văn Phú: Đô thị vị nhân sinh là “lời hồi đáp” với kỷ nguyên mới
Thế hệ mua nhà hiện đại không chỉ tìm một nơi để ở, mà còn mong muốn sở hữu một chốn dung dưỡng tâm hồn. Con người cần sự kết nối, sự đồng điệu văn hóa, môi trường lành mạnh và một không gian tạo điều kiện cho các thế hệ cùng phát triển. Do đó, bất động sản buộc phải “hành động” để chuyển mình theo nhu cầu mới. Trước làn sóng thay đổi đó, Văn Phú chọn bước đi không ồn ào nhưng chắc chắn với tầm nhìn “Bất động sản Vị nhân sinh”.

Đô thị vị nhân sinh – những trung tâm sống mới đem lại đa giá trị cho đa thế hệ. Ảnh: Văn Phú
Hiểu nhân sinh để định hình đô thị
Không sa đà vào cuộc đua về giá bán cạnh tranh hay số lượng tiện ích của thị trường bất động sản, Văn Phú chọn cách bình tĩnh phân tích sự vận động ở chiều sâu của xã hội để tìm ra hướng đi mới. Trong thời đại mới, người Việt không còn dừng lại ở quan niệm “an cư lạc nghiệp” mà hướng tới tìm kiếm những giá trị cao hơn cho hành trình sống.
Trong bối cảnh Việt Nam đang ở giai đoạn vươn mình mạnh mẽ về kinh tế và xã hội, chân dung người mua nhà thế hệ mới hiện lên như một bức tranh đa sắc – không cố hữu ở một nhóm tuổi hay phong cách sống duy nhất và phản ánh sự biến chuyển sâu sắc trong tư duy, nhu cầu. Họ có thể là Millennials năng động, Gen Z cá tính, các cặp đôi trẻ chung sống, gia đình đa văn hóa hay du học sinh về nước, Việt kiều tìm về nguồn cội để định cư. Họ không chỉ cần một nơi để ở, mà muốn một không gian sống thực sự – nơi cảm xúc được nuôi dưỡng, cộng đồng được kết nối và lối sống được coi trọng.
Nhà phát triển bất động sản Văn Phú nhận định rằng: “Sự giao thoa phức tạp giữa nhu cầu, thói quen và hành vi của người mua nhà là thách thức, nhưng cũng là động lực để Văn Phú tìm ra một hướng đi linh hoạt và sáng tạo hơn trong chặng đường tiếp theo”.

“Đội ngũ chuyên gia của Văn Phú chuyên tâm nghiên cứu và phát triển các đô thị vị nhân sinh với mục tiêu cốt lõi: vì Con Người” Chủ tịch Tô Như Toàn – Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Văn Phú
Khát vọng bắt nhịp cùng những thay đổi của nhân sinh Việt và giải quyết triệt để các “nan đề” của xã hội, Văn Phú tiên phong thay đổi cách phát triển sản phẩm và xây dựng thương hiệu thông qua mô hình “kiềng ba chân”. Phát triển dòng sản phẩm Vlasta – thay đổi tư duy phát triển sản phẩm từ ‘đáp ứng nhu cầu’ sang ‘nuôi dưỡng chất sống’ cho con người. Tích hợp hoạt động văn hóa, nghệ thuật vào không gian đô thị để biến kiến trúc vật lý thành trung tâm sống đúng nghĩa. Tận dụng công nghệ để phát triển hệ sinh thái sản phẩm số và nội dung hữu ích – cá nhân hóa – miễn phí về bất động sản, giúp mọi người thôi lạc lối trong hành trình mua nhà.
Đô thị Việt kiến tạo tương lai Việt
Những năm gần đây, thị trường phần nhiều bị chi phối bởi tư duy đầu cơ và bất động sản dần trở thành cuộc chơi tài chính, xa rời nhu cầu thực và giá trị thực. Đến năm 2025, những chính sách bứt phá đang dẫn dắt một cuộc chuyển mình thực sự, nhằm định nghĩa lại thị trường bất động sản: minh bạch, lành mạnh, đa dạng hơn và phục vụ nhu cầu thực tế.
Ngày 9/6/2025, Thông báo 294/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ được ban hành, “chẩn đoán” toàn diện những bất cập đã tồn tại nhiều năm và hướng tới thiết lập những quy chuẩn mới: quyền lực phân tán, cuộc đua mới bắt đầu, từ “xin phép trung ương” sang “quyết định tại địa phương”; siết chặt đầu cơ “thổi giá”, trở về giá trị thực; hướng về người dùng thực và thích nghi với thế hệ mua nhà mới. Mỗi quyết sách đều nhằm tập trung giải quyết những vấn đề khác nhau, nhưng chung quy đều hướng tới một mục tiêu tối quan trọng: tạo lập nền tảng cho mô hình bất động sản bền vững.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà phát triển bất động sản là: Chiến lược tiếp theo là gì? Tiếp tục theo lối mòn cũ hay thích ứng với quy tắc mới? Trong bối cảnh này, Văn Phú chủ động đón đầu bằng việc ra mắt dòng sản phẩm Vlasta. Không xuất phát từ mục tiêu kiến tạo những dự án biểu tượng mà hướng đến giải những bài toán đời thường của cư dân. Đây là kết quả nghiên cứu của Văn Phú sau hơn 20 năm đồng hành để lắng nghe từng vùng đất và thấu hiểu mong muốn của xã hội. Mang theo tầm nhìn vị nhân sinh, Vlasta là điểm khởi đầu cho hành trình đổi mới của thương hiệu, đồng thời cũng gửi gắm khát khao trở thành điểm khởi đầu cho những thay đổi tích cực trong đời sống của người dân Việt Nam.

Vượt lên giá trị an cư và đầu tư, dòng sản phẩm Vlasta là bước đi chiến lược để giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội. Ảnh: Văn Phú
Dự án Vlasta – Thủy Nguyên tại Hải Phòng và Vlasta – Sầm Sơn tại Thanh Hóa của Văn Phú được hình thành trong giai đoạn đô thị Việt Nam đang trong xu hướng dịch chuyển từ đơn trung tâm sang đa trung tâm; mỗi trung tâm đóng vai trò riêng, đồng thời bổ trợ, liên kết và cộng hưởng để cùng phát triển.
Văn Phú thể hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn qua việc lựa chọn vị trí phát triển dự án. Thay vì chen chân vào những khu vực đã bão hòa, doanh nghiệp mở rộng sang các “trung tâm mới” – nơi được đầu tư mạnh mẽ và có dư địa phát triển bền vững. Vlasta – Sầm Sơn được đặt tại Thanh Hóa, một trong bốn cực của “tứ giác tăng trưởng” phía Bắc, với tiềm năng bứt phá rõ rệt về du lịch, công nghiệp và giao thông liên vùng. Trong khi đó, Vlasta – Thủy Nguyên nằm ngay vùng lõi phát triển mới của Hải Phòng, nơi được ví như “Thủ Thiêm phía Bắc”.
Với mô hình Hybrid Home, hai dự án đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu an cư, khai thác kinh doanh, tạo dòng tiền, tích sản lâu dài; phù hợp với nhà đầu tư cá nhân, gia đình đa thế hệ và người trẻ thành đạt đang tìm kiếm một không gian sống – phát triển trọn vẹn.
Đây cũng là hướng đi cho thấy sự nhanh nhạy của Văn Phú khi bắt kịp làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp lớn, chuyên gia quốc tế và thế hệ cư dân trẻ đổ về những vùng lõi phát triển mới. Các đô thị vị nhân sinh không chỉ đi đúng định hướng của chính phủ về việc bất động sản cần thích ứng với thời cuộc, mà còn đóng vai trò kết nối dòng chảy đô thị, tạo nền tảng vững vàng cho đời sống của cư dân và thúc đẩy động lực kinh tế vùng.

Đô thị vị nhân sinh góp phần tạo lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ảnh: Văn Phú
Những đô thị “biết lắng nghe”
Quan sát bức tranh bất động sản, đội ngũ đứng sau thương hiệu Văn Phú – những người trong nghề với tình yêu dành cho kiến trúc – bày tỏ trăn trở: kiến trúc vốn là địa hạt của sáng tạo, tuy nhiên, sau thời kỳ phát triển nóng, thị trường lại chứng kiến sự đồng hóa trong thiết kế, sao chép trong truyền thông. Tất cả dường như được đóng khung trong một bộ tiêu chuẩn mang tính định lượng “diện tích – vị trí – giá bán”, một bộ mỹ từ “đẳng cấp – tinh hoa – xứng tầm”, nhưng ít ai nói đến những “thước đo” ý nghĩa hơn như: mức độ hạnh phúc của cư dân sau hành trình an cư, tầng sâu văn hóa bản địa được gìn giữ.
Đó là lý do người mua nhà ngày càng khó tìm thấy cảm xúc gắn bó, người dân bản địa cảm thấy xa lạ với những công trình có lối kiến trúc hiện đại nhưng lạc lõng được đặt trên chính quê hương của mình. Điều này thúc đẩy Văn Phú quyết tâm kiến tạo đô thị kiểu mới, chăm chút toàn diện cho chất lượng sống: từ hạ tầng vật lý đến tầng sâu nhân sinh.
Đại diện Văn Phú nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng, bất động sản không chỉ là sản phẩm đầu tư hay tài sản tích lũy, mà phải là nơi bắt đầu cho một cuộc sống tốt đẹp. Thay vì ‘nói nhiều hơn’ để dẫn dắt người mua tin vào các ‘chỉ số vàng’ và giá trị thương mại, bất động sản cần lắng nghe nhiều hơn để hiểu con người đang thực sự mong muốn điều gì. Thay vì hình thành một kiểu ‘kiến trúc đồng phục’ na ná giống nhau, thì cần ‘may đo’ dự án theo đặc thù của từng vùng đất, nhu cầu của từng cá nhân và thế hệ an cư ở đó”.

“Mỗi công trình đều là lời hồi đáp ân nghĩa khi Văn Phú ‘mượn’ không gian của một vùng đất để kiến tạo các công trình. Lắng nghe ‘lời nhắn nhủ’ của vùng đất, và gửi lại một lời hứa rằng sẽ nâng niu những giá trị vốn có, mang theo chất sống của thời đại để khơi dậy sức sống mới cho vùng đất đó. Đó là điều chúng tôi đang nỗ lực tại Vlasta – Sầm Sơn, Vlasta – Thủy Nguyên và cả những dự án trong tương lai”.
Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 68-NQ/BCT: “Khuyến khích sự liên kết, hợp lực giữa các doanh nghiệp trong nước, giữa các loại hình doanh nghiệp khác nhau để tạo ra chuỗi giá trị, góp phần phát triển đất nước bền vững và nâng cao đời sống nhân dân”, Văn Phú đã kết nối với các đơn vị văn hóa, nghệ thuật và hơn 42 nghệ sĩ khắp Việt Nam để cùng kiến tạo hệ sinh thái điểm đến bền vững tại các đô thị.
Đặc biệt, nét đẹp bản địa, di sản văn hóa là nguồn cảm hứng xuyên suốt mọi hoạt động, được “tái sinh” dưới hình hài mới thông qua các tiến bộ công nghệ: AR, Immersive Mapping,… Với góc nhìn lấy Con Người làm trung tâm, Văn Phú thiết kế nên một chiều không gian đặc biệt của gặp gỡ và gắn kết: nghệ thuật kiến trúc gặp gỡ nghệ thuật đương đại, di sản gặp gỡ công nghệ, thế hệ gặp gỡ thế hệ. Yếu tố thiên nhiên cũng được đan cài vào từng không gian để nuôi dưỡng sức khỏe thể chất, tinh thần cho cư dân.
Những tọa độ sinh thái – văn hóa sống động kết hợp với hệ thống tiện ích, quảng trường nghệ thuật và tổ hợp dịch vụ, tạo nên những “trung tâm gắn kết cộng đồng” trong lòng đô thị. Văn Phú thành công kiến tạo các đô thị đa lớp chức năng, hiện đại nhưng vẫn giàu bản sắc và cảm xúc; đáp ứng nhu cầu riêng tư của từng thế hệ, nhưng vẫn cho phép cư dân dễ dàng tìm thấy sự kết nối.
Điều này cũng cho thấy quyết tâm của doanh nghiệp trong việc phát triển đô thị xoay quanh trụ cột “Gắn Kết”, nhằm hàn gắn những đứt gãy đô thị. Gắn kết không gian bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng về thổ nhưỡng, khí hậu, văn hóa, nhằm kiến tạo các công trình độc bản nhưng luôn hài hòa với tổng thể quy hoạch và không gian vùng. Gắn kết văn hóa bằng cách đưa yếu tố bản địa vào kiến trúc và hoạt động đô thị, nhằm tạo ra những công trình có hình thái riêng, cùng những sự kiện giàu điểm nhấn. Gắn kết cộng đồng bằng cách tạo ra chuỗi không gian và giá trị chung, xóa nhòa rào cản lứa tuổi.

Tập trung vào 3 trụ cột: gắn kết không gian, gắn kết con người, gắn kết cộng đồng, Văn Phú hàn gắn các đứt gãy đô thị, tạo lập nền tảng bền vững cho xã hội. Ảnh: Văn Phú
Với tư duy phát triển dài hạn và bền vững, vai trò của chủ đầu tư không dừng lại ở việc bàn giao một sản phẩm bất động sản, mà tiếp tục bồi đắp chất sống cho cư dân, không chỉ cư dân trong đô thị mà còn ở các khu vực lân cận. Việc xây dựng đô thị không phải là sự “xâm chiếm địa lý”, mà đóng vai trò “kích hoạt” sức sống mới cho vùng đất.
Như Winston Churchill – cố Thủ tướng Anh từng nhận định: “We shape our buildings and afterwards our buildings shape us.” (Tạm dịch: Chúng ta định hình các tòa nhà, sau đó các tòa nhà định hình chúng ta). Con người và kiến trúc là mối quan hệ hai chiều. Phải quan sát con người để tạo nên hình thái đô thị. Và từ cách kiến tạo đô thị, chúng ta kiến thiết hệ giá trị cho con người.
Kiến tạo đô thị vị nhân sinh là hành trình nhiều thách thức. GS. TS Nguyễn Minh Hòa – Nguyên Trưởng khoa Đô thị học, Trường Đại học KHXH&NV TP. HCM nhận định: “Việc hoàn thiện thành công một đô thị vị nhân sinh phải có nhạc trưởng tài ba – người xây dựng kịch bản trước khi hành động. Nếu làm bất động sản theo hướng phân lô bán nền, ai cũng có nhà nhưng không theo tiêu chuẩn nào, tập trung vào lợi nhuận thì không phải vị nhân sinh”.
Theo đó, việc Văn Phú lựa chọn theo đuổi triết lý “Vị nhân sinh” có thể coi là liều lĩnh, nhưng đồng thời là nỗ lực đáng trân trọng. Đây không là quyết định duy ý chí từ nhà phát triển bất động sản, mà là lời hồi đáp mạnh mẽ và đầy trách nhiệm với những quyết sách mới từ Chính phủ trong kỷ nguyên mới.
Đồng thời, điều này cho thấy tầm nhìn của doanh nghiệp Việt Nam trong việc chủ động thoát ly khỏi vai trò kiến tạo không gian sống và mục tiêu kinh tế đơn thuần, để tự vươn mình đứng vào hàng ngũ những tổ chức kiến tạo nền móng vững chắc cho xã hội. Trong đó, Văn Phú là minh chứng rõ nét của việc bất động sản đã thôi ‘bất động’ để hành động vì Con Người, lấy Con Người làm trung tâm và kiến tạo đô thị theo định hướng phát triển quốc gia bền vững.